27 Th11

Cloud PC – hệ điều hành PC ảo hóa chuyên dụng nền tảng Cloud

Trong giai đoạn giữa năm 2020 vừa qua, Thông tin hót và đáng chú ý nhất được các đơn vị triển khai dịch vụ CloudPC quan tâm là hệ điều hành chuyên dụng cho cloudPC  của Microsoft. Việc đang âm thầm phát triển một hệ điều hành Windows dựa trên đám mây mới – một dạng hệ điều hành ảo hóa (virtualized OS) – với tên gọi Cloud PC và nhiều khả năng sẽ được ra mắt ngay trong năm 2021.

Cụ thể hơn, dịch vụ này sẽ cho phép mọi người trải nghiệm Windows dựa trên đám mây với PC của mình ở mọi lúc mọi nơi, miễn là có kết nối internet. Mục tiêu của gã khổng lồ phần mềm trong quyết định đầu tư phát triển một hệ điều hành ảo hóa mới không gì khác ngoài việc mang đến cho các hệ thống máy khách và người dùng doanh nghiệp một nền tảng thống nhất dựa trên đám mây, với khả năng tương thích cao và có thể sử dụng linh hoạt thông qua kết nối internet. Về cơ bản, Cloud PC được phát triển dựa trên Windows Virtual Desktop và hoạt động trên nền tảng đám mây Azure, qua đó tạo thành một hệ sinh thái Microsoft thống nhất.

Sau khi tin đồn được đưa ra trong vài tháng mới đây, những thông tin chi tiết hơn về dịch vụ đầy tiềm năng này đã tiếp tục được tiết lộ bởi “leaker” WalkingCat, người nổi tiếng với những nhận định vô cùng chính xác về các sản phẩm, dự án công nghệ lớn sắp ra mắt.

Bài đăng của WalkingCat trên Twitter cho thấy loạt ảnh chụp màn hình giao diện của dịch vụ Cloud PC đang trong quá trình hoàn thiện. Bức ảnh đầu tiên có nội dung, “Welcome to CMD IWP … Access your work apps and programs online, from any device” (tạm dịch: Chào mừng bạn đến với CMD IWP … Truy cập trực tuyến các ứng dụng và chương trình công việc của bạn từ mọi thiết bị). Đây nhiều khả năng sẽ là giao diện trang chủ của Cloud PC.

Ảnh chụp màn hình thứ hai cho thấy một trang giao diện với nội dung: “Choose your device to download Microsoft Remote Desktop” (tạm dịch: Chọn thiết bị của bạn để tải xuống Microsoft Remote Desktop), và bao gồm các biểu tượng cho Windows, macOS, iOS và Android.

Đến hiện tại Microsoft chưa đưa ra bất cứ bình luận chính thức nào về các thông tin trên, nhưng WalkingCat cũng đã phát hiện ra một số trang web có liên quan đến dịch vụ này, bao gồm cloudpc.microsoft.com và deschutes.microsoft.com. Leaker này cũng tiết lộ sẽ có ba cấp độ khác nhau cho dịch vụ, bao gồm: Medium, Heavy, and Advanced.

Trong đó, gói Medium sẽ có cấu hình hai CPU ảo, 4GB RAM và 96GB bộ nhớ SSD. Gói Heavy bao gồm 8GB RAM và 96GB bộ nhớ SSD. Trong khi gói Advanced cao nhất sẽ hỗ trợ ba CPU ảo, 8GB RAM và 40GB bộ nhớ SSD.

Sẽ có sự phân cấp khá rõ rệt trong giá dịch vụ, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của người dùng. Điều đó ngụ ý rằng Microsoft có thể sẽ cung cấp Cloud PC dưới dạng một dịch vụ thuê bao tính phí theo tháng hoặc theo quý. Cách làm này hoàn toàn trái ngược với chính sách giá dịch vụ hiện tại của Windows Virtual Desktop, vốn dựa trên số lượng tài nguyên mà người dùng tiêu thụ trong khi sử dụng.

Cloud PC là một trong những nhánh rẽ tuyệt vời của việc thực hiện cloud hóa và đẩy các dữ liệu lên các hệ thống cloud nhằm tăng tính đồng bộ và bảo mật hệ thống. Các ông lớn trong ngành công nghệ đang bắt đầu nhắm đến các nhánh rẽ này tạo cho người dùng một hệ sinh thái đầy đủ các dịch vụ phục nhu theo nhu cầu sử dụng của người dùng.

 

Tìm hiểu sơ qua về các hệ thống cloudPC hiện tại trên thị trường

Cloud PC là dịch vụ ảo hóa các máy trạm, máy tính của khách hàng giúp khách hàng có thể thay thế được các máy tính truyền thống. Việc các khách hàng sử dụng các máy cloud PC giúp khách hàng tận dụng các tính năng ưu việt của dịch vụ như:

        Quản trị tập trung

        Gia tăng khả năng bảo mật của máy

        An toàn cho dữ liệu của người dùng

        Môi trường làm việc linh hoạt, xử lý dữ liệu và các ứng dụng trên nền cloud

        Cloud PC cho phép người dùng có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị di động (Laptop, Mobile, Tablet …) chỉ cần có kết nối Internet

        Tối ưu hóa chi phí và việc lắp đặt các thiết bị cồng kềnh.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments