10 Th2

Công nghệ CDN và những ưu điểm của công nghệ CDN

Lịch sử ra đời công nghệ CDN

– Lịch sử ra đời của công nghệ CDN là giải pháp của tình trạng “thắt cổ chai” giữa client và server.

– Để giải quyết vấn đề trên các nhà cung cấp dịch vụ mạng đã phát triển công nghệ. CDN tạo ra một hệ thống mạng liên kết network link: gồm rất nhiều server có data giống nhau và đồng bộ. Những server này đặt ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, chúng còn được gọi là Cache Server hoặc Replica Server.

– Ngoài mục đích chính nâng cao băng thông – Bandwidth đạt tốc độ cao nhất của user đến server, cải thiện tuyệt vời tốc độ load dữ liệu. Một ưu điểm nhỏ khác là: sẽ có nhiều server dự phòng – server backup, các server có thể thay nhau hoạt động ngay lập tức nếu có 1 server nào đó bị gặp sự cố.

– Như vậy có thể nói: CDN, viết tắt của Content Delivery Network (hoặc Content Distribution Network) , tạm dịch là mạng lưới phân phối nội dung hay còn gọi là mạng phân phối dữ liệu.

– Đây là một hệ thống các máy chủ lưu trữ đệm – cache server hay còn gọi là các bản sao máy chủ – replica server chứa bản sao dữ liệu giống nhau và đồng bộ (như video, photo, document, software . . .) được đặt ở những nơi khác nhau trên thế giới, nhằm mục đích tiếp cận người dùng giúp họ truy cập nhanh đến data (do server được đặt gần đó) và giảm tải sử lý dữ liệu workload của server chủ.

Công nghệ CDN được hiểu như thế nào và giúp giải quyết vấn đề gì ?

– CDN là viết tắt của Content Delivery Network, có thể tạm dịch là mạng lưới cung cấp nội dung. Với hệ thống các máy chủ được đặt tại nhiều nơi trên thế giới sẽ giúp tối ưu tốc độ website cho người truy cập, cải thiện chất lượng website.

– CDN (Content Delivery Network) là 1 bước tiến thông minh của công nghệ. Nhằm giải quyết việc vận hành quá tải của các hệ thống Server và giảm thời gian truy cập cho các website. Hệ thống CDN được hiểu là bao gồm rất nhiều Server chứa các dữ liệu tĩnh như hình ảnh, video, css, js, … được đặt khắp nơi trên thế giới nhằm cung cấp dữ liệu 1 cách nhanh nhất cho người dùng.

Giải pháp của công nghệ CDN là như thế nào?

– CDN là một hệ thống gồm nhiều máy tính nối mạng với nhau qua mạng Internet. Hợp tác với nhau để phân phối nội dung đến khách hàng. Việc truy cập dữ liệu qua CDN cho phép độ trễ thấp hơn, đạt lưu lượng cao hơn và có khả năng mở rộng linh hoạt.

– Nội dung các loại được phân phối tốt nhất và hiệu quả nhất khi ứng dụng giải pháp CDN. Bao gồm các đối tượng web, các tập tin media, phần mềm, tài liệu,…

– Mất 80%-90% thời gian để trình duyệt hiển thị ra là để tải các thành phần trong trang như: hình ảnh (images,)  HTML (stylesheet – CSS),… Giải pháp này này không chỉ giúp cho thời gian phản hồi nhanh hơn mà còn dễ dàng hơn.

Lợi thế của công nghệ CDN

– Giúp cho các máy chủ giảm tải trong quá trình vận hành hệ thống;

– Giảm tải cho hệ thống máy chủ vận hành chính;

– Tiết kiệm chi phí đầu tư nâng cấp cho hệ thống máy chủ hiện tại

– Để tiết kiệm chi phí đầu tư tập trung vào công việc kinh doanh của bạn.

– Giúp tăng thêm đối tượng truy cập ở nhiều nơi trên thế giới

– Tìm kiếm được các khách hàng tiềm năng và mở rộng hoạt động kinh doanh sang các quốc gia khác.

– Chỉ phải trả tiền theo lưu lượng băng thông đã sử dụng

Xu hướng ứng dụng công nghệ CDN

– CDN là kiến trúc mạng với việc nâng cấp việc phân phối nội dung tới người dùng cuối. Mạng CDN mang nội dung tĩnh như các trang HTML, ảnh, tài liệu, phần mềm, audio và video. Gần đây, mạng CDN được dùng để phân phối nội dung media bao gồm live, on-demand.

– Mạng CDN là một giải pháp tốt cung cấp nội dung trên mạng Internet. Đặc biệt trong lĩnh vực truyền hình như giải pháp truyền hình theo yêu cầu; Giải pháp truyền hình trực tiếp

– Dịch vụ CDN hứa hẹn mở ra nhiều hướng kinh doanh tiềm năng cho các đài truyền hình, các công ty chuyên nghiệp tổ chức sự kiện, các hãng thời trang, báo điện tử ….

– Nhìn chung CDN là một sự phát triển thông minh. Các dữ liệu tĩnh được lưu như: hình ảnh, nguồn HTML …sẽ được cung cấp đến người dùng một cách nhanh nhất. Tăng hiệu suất load dữ liệu cho wesite, blog của bạn.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments