18 Th2

Kích thước tủ rack như nào? Làm sao để lựa chọn tủ rack phù hợp?

Tủ rack là một thành phần trong hệ thống máy chủ cũng như trung tâm dữ liệu. Kích thước tủ rack ra sao? Làm thế nào để  lựa chọn tủ rack phù hợp với nhu cầu sử dụng và phù hợp với diện tích mặt sàn? Đây là câu hỏi thường gặp khi dựng hệ thống máy chủ mà ta sẽ phân tích ngay sau đây.

I. Tổng quan về kích thước tủ rack

Trên thì trường hiện nay có rất nhiều loại tủ rack với kích thước khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp hay trung tâp dữ liệu (datacenter). Nhằm đáp ứng kích thước cũng như số lượng thiết bị máy chủ sẽ được đặt trong tủ rack.

Đa phần độ rộng chung bình của tủ rack là 600mm, 2 yếu tố quan trọng khi ta chọn là chiều cao và độ sâu của tủ. Chiều cao và độ sâu của tủ rack cho ta biết được không gian tủ sở hữu. Từ đó xây dựng phương án bố trí thiết bị lắp đặt đi dây cho phù hợp.

1. Chiều cao của tủ rack

Chiều cao của tủ rack được tính theo đơn vị riêng được gọi là U hoặc ru (đơn vị rack, rack unit). Khi đó 1U – 1.75 inch (4.45cm). Các kích thước phổ biến để bạn lựa chọn tủ gồm 6U, 9U, 12U, 18U, 32U, 42U… Ví dụ một tủ rack 9U (kích thước tiêu chuẩn) sẽ có chiều rộng 19inch (xấp xỉ 48cm) và chiều sâu 15.75 inch (xấp xỉ 40cm).

Việc xác định chính xác chiều cao của tủ rack đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế cũng như lắp đặt. Bạn không chỉ xem xét đến nhu cầu sử dụng ở thời điểm hiện tại mà nên cân nhắc đến những phát sinh trong tương lại. Bạn hãy chọn tủ rack có thể thoải mái bố trí thiết bị máy chủ cũng như hệ thống cáp khoa học nhất. Đây không chỉ là việc lắp đặt thiết bị cần thiết vào rủ rack. Mà bạn còn nhằm đảm bảo sự thông thoáng, sạch sẽ gọn gàng trong không gian tủ khi sử dụng. Nhằm đạt được hiệu quả tỏa nhiệt, an toàn đồng thời nâng cao hiệu suất hoạt động của máy chủ.

2. Độ sâu của tủ rack.

Sau khi đã chọn được tủ rack có chiều cao phù hợp cho với nhu cầu, việc cần làm tiếp theo là cân nhắc đến độ sâu của tủ. Nếu không tính toán kỹ độ sâu của tủ, bạn có thể sẽ mua nhầm loại tủ có chiều sâu không đáp ứng được các yêu cầu của mình. Kích thước của các thiết bị đặt trong tủ cũng là những yếu tố tham khảo hữu ích giúp bạn tính toán được chiều sâu cho tủ.

Để xác địch độ sâu của tủ rack chúng ta dựa vào một số yếu tố sau:

  • Độ sâu tổng thể: Bao gồm khoảng cách giữa mặt trước và mặt sau của tủ cũng như độ dày của các cánh cửa.
  • Độ sâu sử dụng tối đa: Chính khoảng cách giữa mặt trước và mặt sau (cánh cửa trước và sau) của tủ, độ dày của cánh cửa, cũng như mọi phần khác bên trong tủ như rầm chịu lực hay các bộ phận, kết cấu bổ sung khác.
  • Khoảng cách tối đa giữa các giá đỡ: Thông thường trong tủ rack sẽ có ít nhất 4 giá đỡ linh kiện, chia đều cho cả mặt trước và mặt sau của tủ. Độ rộng giữa các giá đỡ thực tế theo tiêu chuẩn 19 inch. Tuy nhiên khoảng cách từ giá đỡ mặt trước đến giá đỡ mặt sau lại có thể điều chỉnh được. Như vậy khoảng cách cực đại giữa các giá đỡ chính là vị trí sau khi chúng được điều chỉnh cách xa nhau tối đa.
  • Chiều sâu tối đa có thể đặt thiết bị: Trong loại tủ rack cỡ nhỏ thông thường chiều sâu tối đa có thể đặt thiết bị sẽ tương đương với chiều sâu bên trong của tủ khi các giá đỡ được đặt ở vị trí các xa nhau nhất.

Vì vậy diện tích của tủ rack sẽ tùy thuộc vào việc bạn cần đặt những thiết bị gì và với số lượng bao nhiêu vào trong đó.

II. Phân loại tủ rack và một số lựa chọn kích thước tủ rack điển hình

Nhu cầu sử dụng tủ rack của một cửa hàng bán lẻ nhỏ sẽ khác với nhu cầu của một công ty viễn thông lớn hoặc một văn phòng quy mô trung bình. Dưới đây là 3 nhóm tủ rack được phân loại theo kích thước tủ.

1. Tủ rack cỡ nhỏ: Từ 1U đến 12U

Đây là nhóm tủ rack thường được sử dụng phổ biến nhất trong các văn phòng, doanh nghiệp nhỏ. Chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, trong đó không gian, lưu lượng và kích thước thiết bị phần cứng là những yếu tố buộc phải được tính đến.

Các loại tủ rack cỡ nhỏ (từ 1U đến 6U) thường được lắp đặt trong những không gian hạn chế về chiều cao, thậm chí còn có thể được gắn tường. Tủ rack kích thước này thường được tìm thấy trong các trường hợp sử dụng liên quan đến quản lý viễn thông cũng như thiết bị giám sát.

Điều quan trọng khác là bạn phải xem xét đến cả trọng lượng của tủ rack bởi trong thực tế. Một số thiết bị (chẳng hạn như UPS) có thể sẽ rất cồng kềnh, nặng, và cần một tủ rack chắc chắn hơn.

3. Tủ rack cỡ vừa: 18U, 22U và 32U

Đây là những kích cỡ tủ rack được sử dụng phổ biến nhất trong các công ty, văn phòng cỡ vừa và nhỏ hiện nay. Các thiết bị viễn thông, máy chủ và thiết bị mạng có thể được lắp đặt trong những tủ rack cỡ này. Cho phép việc bố trí linh kiện và định tuyến cáp được tiến hành dễ dàng hơn. Đồng thời đảm bảo không gian thoáng khí bên trong không gian tủ, hỗ trợ khả năng làm mát tổng thể.

Một số lợi thế của nhóm tủ kích thước từ 18U đến 32U bao gồm:

  • Lắp ráp dễ dàng và nhanh chóng
  • Cho khả năng di động tuyệt vời (hầu hết tủ rack kích cỡ này đều được gắn bánh xe làm chân đế để có thể dễ dàng di chuyển được từ nơi này sang nơi khác).
  • Khả năng linh hoạt cao trong nhiều phương án lắp và và bố trí thiết bị nhờ vào các tùy chọn lắp có thể điều chỉnh, chẳng hạn như cửa có thể tháo rời.
  • Đảm bảo an ninh và hoạt động an toàn, cấu trúc cho phép luồng gió lưu thông từ ngoài vào trong và ngược lại hiệu quả hơn.

3. Tủ rack cỡ lớn: 42U, 45U và 48U

Các model tủ rack trong phân khúc này đôi khi còn được gọi là Higher-U. Trong đó, các tủ rack kích thước 42U là loại được sử dụng phổ biến nhất. Thường được dùng cho các thiết bị âm thanh, video chuyên nghiệp, chứa cả các máy chủ và hệ thống mạng quy mô lớn. Kích thước này cho phép kỹ thuật viên có thể sắp xếp hiệu quả tất cả các thành phần phần cứng. Trong khi vẫn đảm bảo tiết kiệm được lượng không gian cần thiết cho nhiều nhu cầu phát sinh.

Tủ rack cỡ lớn như vậy thường được cấu thành từ những bộ khung kim loại chắc chắn, đặt đứng trên sàn. Đôi khi chúng cũng có thể được tùy chỉnh để đạt tới kích cỡ 58U trong một số trường hợp đặc biệt, yêu cầu sự tham gia của một lượng rất lớn các thiết bị phần cứng cấu thành khác nhau. Ví dụ như trong các siêu trung tâm dữ liệu của những nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến lớn.

Ngoài ra, loại tủ rack này mang đến khả năng hỗ trợ mở rộng thiết bị trong tương lai. Một lợi ích lớn cho các doanh nghiệp đang phát triển nhanh, họ có thể nâng cấp quy mô hệ thống khi cần thiết mà không phải đầu tư mới. Chúng cũng là lựa chọn phù hợp nếu bạn cần thêm không gian cho hệ thống cáp và các nhu cầu kết nối khác.

Khả năng tương thích với các loại phụ kiện bổ sung cũng là một tính năng quan trọng đối với tủ rack. Tủ rack cỡ lớn dạng này thường được thiết kế theo cách tạo điều kiện tối đa cho việc bảo trì thiết bị, giúp luồng khí hiệu quả và cho phép triển khai các kế lắp đặt cũng như tháo dỡ một cách đơn giản và nhanh chóng.

III. Tổng hợp một số loại tủ rack điển hình

Dưới đây là bảng tổng hợp một vài kích thước tủ rack máy chủ được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Mời các bạn tham khảo để tìm ra cho mình những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu thực tế.

Loại tủ rack Chiều cao (cm) Độ rộng (cm) Độ sâu (cm)
6U (A) 36.8 60 45
6U (B) 36.8 60 60
9U (A) 50.1 60 45
9U (B) 50.1 60 60
12U 63.5 60 60
18U 98.8 60 60
22U 116.6 60 60
32 161 60 60
42 (A) 205.5 60 60
42 (B) 205.5 60 80
42 (B) 205.5 60 100
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments