Thuật ngữ Host và server trong ngành IT
Host và server là 2 thuật ngữ rất quen thuộc với mỗi nhân sự IT hay đơn giản là các công việc liên quan đến công nghệ thông tin. Việc sử dụng các thuật ngữ thường xuyên nhưng lại không hiểu được những sự khác nhau cơ bản của 2 thuật ngữ này. Vậy chúng có điểm khác nhau là gì?
1. Host là gì?
Host là một thiết bị như máy tính kết nối mạng. Host có thể là bất kỳ máy nào kết nối hoặc tương tác với mọi thiết bị khác trong mạng. Chỉ cần suy nghĩ về điều này một chút và bạn sẽ hiểu. Một mạng bao gồm bất kỳ số lượng thiết bị nào, tất cả đều có địa chỉ IP riêng (Internet Protocol). Không chỉ vậy, mỗi thiết bị sẽ có phần mềm riêng cho phép nó thực hiện mục đích của mình trong mạng. Địa chỉ IP ở đó để xác định từng thiết bị khi giao tiếp với các thiết bị khác.
Hãy nhớ rằng các host khác nhau có thể có hostname thay vì số IP. Trong trường hợp này, DNS (Domain Name System) chuyển đổi hostname thành địa chỉ IP mà thiết bị có thể đọc được.
Tuy nhiên, không phải tất cả các thiết bị đều là host. Nếu bạn có các hub, switch hoặc router trong mạng, thì chúng không có địa chỉ IP. Do đó, chúng không phải là host.
2. Server là gì?
Server là một phần mềm hoặc phần cứng cung cấp dịch vụ cho các thiết bị trong mạng. Hãy nhớ rằng, các thiết bị có thể không nhất thiết phải là một host. Các thiết bị sử dụng những dịch vụ này (được gọi là client) cũng có thể là phần mềm hoặc phần cứng.
Nhiều người luôn tự hỏi liệu mối quan hệ giữa client và server có phải là “1-1” hay không. Nếu mỗi quan hệ đó là “1-1”, thì số lượng server và client sẽ đột nhiên trở nên lớn hơn nhiều so với khả năng thực tế. Trên thực tế, một tin vui là server có thể phục vụ nhiều client và các client có thể nhận dịch vụ từ nhiều server. Một điều khác cần nhớ là server và client có thể nằm trong cùng một thiết bị hoặc trong các thiết bị riêng biệt, tùy theo điều kiện nào thuận tiện nhất.
Các host thường được chia ra thành các hosting nhằm phục vụ cho những nhu cầu nhỏ hơn và chúng được chia ra từ các server vật lý. Mối quan hệ giữa server và host được thể hiện qua sơ đồ dưới đây
Các điều kiện cấu thành nên host
Tốc độ máy chủ & đường truyền: Mỗi máy chủ đều có phần cứng khác nhau, nó giống như Laptop của chúng ta vậy. Phần cứng mạnh sẽ mang lại hiệu năng cao. Máy chủ vật lý mà bị chậm thì đương hiên host cũng bị chậm hơn phải không nào. Tất nhiên là còn phụ thuộc vào cách Bạn cài đặt và tối ưu cho máy chủ.
Dung lượng: Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của Bạn mà Hosting cần dung lượng nhiều hay ít. Nếu chỉ là trang tin tức, bán hàng bình thường thì gói host vài trăm MB đến 1-2GB là có thể chạy được. Bạn cũng hoàn toàn có thể nâng cấp lên gói cao hơn nếu cần thiết. Lời khuyên của mình là nên để trống khoảng 1/2 dung lượng Hosting, dành cho việc phát triển website cũng như backup được dễ dàng hơn.
Băng thông: Băng thông rộng cũng là 1 điểm + cho website của bạn. Hãy lựa chọn nhà cung cấp Hosting có băng thông lớn. 1 khía cạnh khác Băng thông là tổng lưu lượng dữ liệu truyền tải qua từng gói host, vì vậy hãy chọn gói host có băng thông lớn nhé. Hoặc Bạn có thể chọn Hosting không giới hạn (Dịch vụ host không giới hạn dung lượng và băng thông) có thể chạy được trên mọi mã nguồn phổ biến nhất hiện nay.
Hỗ trợ: Việc hỗ trợ sẽ ít xảy ra, nhưng nếu Bạn cần hỗ trợ thì bên cung cấp Hosting có mặt ngay hay không?.
Khả năng chịu tải Có những gói hosting chịu tải rất tốt, cả nghìn người online cùng một lúc không sao, nhưng cũng có những gói hosting vài chục người online đã báo lỗi không truy cập được. Để biết được khả năng chịu tải của Hosting như thế nào thường do trải nghiệm của người dùng. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy tham khảo đánh giá, comment của những người đi trước.
Khả năng chịu tải do số CPU, RAM, IO, EP có được set nhiều cho tài khoản host của bạn hay không.